WELCOME TRUONG THINH INDUSTRIAL COMPANY

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Đạo
0962 651 611
Hỗ trợ trực tuyến qua skype
Ms. Vân
0939707190
Hỗ trợ trực tuyến qua skype
Mr. Vinh
0909 160 680
Hỗ trợ trực tuyến qua skype

Sản phẩm nổi bật

  • ỐC SIẾT CÁP CHỐNG NỔ A2FRC-M16a-M16
  • ỐC SIẾT CÁP CHỐNG NỔ A2F-M16a-M16
  • ỐC SIẾT CÁP CHỐNG NỔ DNEX-20a-M20
  • ỐC SIẾT CÁP CHỐNG CHÁY NỔ DNEX-20b-M20
  • ỐC SIẾT CÁP CHỐNG CHÁY NỔ DNEX-20c-M20
  • Hộp chống nước bằng nhựa nắp đục IP67 Boxco BC-AGS-121207
  • Hộp chống nước bằng nhựa nắp đục IP67 Boxco BC-AGS-121707
  • Hộp chống nước bằng nhựa nắp đục IP67 Boxco BC-AGS-151507
Tin tức & sự kiện

Lời từ chối giá 900 tỷ đồng

Đăng lúc: 08-04-2015
Tự huy động vốn thực hiện dự án thay vì vay ODA sẽ giúp Cảng Đà Nẵng giảm mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng, trong khi quy mô gần như không đổi.

Lãnh đạo Cảng Đà Nẵng khiến dư luận chú ý với động thái gần như chưa có tiền lệ, từ chối vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Chính phủ Nhật cho dự án mở rộng Cảng Tiên Sa. Tại cuộc họp với thành phố, lãnh đạo cảng thông báo lý do cho quyết định này là tự tin vào khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau tuyên bố ấy là một câu chuyện khác.

Trước khi đánh cược ghế Tổng giám đốc trước Chủ tịch thành phố với tuyên bố nêu trên, ông Nguyễn Hữu Sia cùng ban lãnh đạo Cảng Đà Nẵng, Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đã nhiều lần giải trình lý do, tính khả thi khi quyết định tự huy động vốn.

Trong một báo cáo trình UBND thành phố, doanh nghiệp dự tính nếu được tự thực hiện, dự án sẽ tốn chi phí gần 1.300 tỷ đồng. Trong khi đó, phương án đầu tư bằng vốn vay ODA Nhật Bản được liên danh tư vấn cảng biển hàng đầu tại Việt Nam là Portcoast – TEDI Port tính toán trong báo cáo cuối kỳ là hơn 2.160 tỷ, chỉ riêng cho phần xây lắp hạng mục chính.

Như vậy, kịch bản dùng ODA sẽ tăng vốn lên gần 900 tỷ đồng, dù quy mô dự án không khác nhau bao xa.

“Dự án đầu tư bằng vốn ODA có nhiều công trình phụ trợ không cần thiết, chi phí quản lý quá cao dẫn đến tổng mức đầu tư lớn, suất đầu tư cao trong khi giá cước bốc xếp ở cảng Việt Nam tương đối thấp, nên khó hoàn vốn đầu tư”, một báo cáo khác của công ty mẹ là Vinalines quan ngại.

Vinalines cho rằng, dự án nếu để Cảng Đà Nẵng tự thực hiện (không vay ODA) có tổng mức đầu tư 1.288 tỷ đồng đủ đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa, nhu cầu phát triển của cảng và đảm bảo khả năng hoàn vốn.

cangdn01-cwua-2035-1428402799.jpg

Lãnh đạo công ty cho rằng từ chối vay ODA sẽ giúp Cảng Đà Nẵng giảm áp lực tài chính.

Trình bày với thành phố và Bộ Giao thông, lãnh đạo Cảng Đà Nẵng cũng khẳng định, so sánh với dự toán thực hiện bằng vốn ODA (2.165 tỷ đồng riêng phần xây lắp) thì việc không sử dụng nguồn vốn này mà cho phép doanh nghiệp tự đầu tư bằng vốn huy động là phù hợp.

Từng được nuôi dưỡng bằng "bầu sữa" ODA hơn 10 năm trước, đại diện công ty cho hay không thể phủ nhận những đóng góp to lớn từ nguồn vốn này, nhất là thời kỳ doanh nghiệp còn gian khó. Chính dự án Cảng Tiên Sa giai đoạn một cũng được hưởng lợi từ nguồn tài trợ nước ngoài.

“Tuy nhiên, giờ đã là một công ty đại chúng, tài chính lành mạnh, chúng tôi tự tin vào khả năng huy động vốn ngoài xã hội”, đại diện Cảng Đà Nẵng nói.

Khi cảnh báo về hệ lụy đằng sau dòng vốn ODA trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp gần đây nhất, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga từng lên án hiện tượng thích xài tiền viện trợ mà chưa có nhận thức đúng về những mặt tiêu cực của dòng tiền này. Bà cho rằng ODA khiến suất đầu tư đội lên cao, doanh nghiệp từ nước tài trợ cũng được hưởng lợi.

Ngoài việc giải trình lý do không chọn ODA tại dự án này, Cảng Đà Nẵng cũng phải thuyết phục địa phương và Bộ chủ quản về tính khả thi của việc tự huy động vốn.

Doanh nghiệp cho biết dự án sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn. Bước một, trong các năm 2016-2017 sẽ đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, thì vốn tự có của Cảng góp 60%. Để có được 600 tỷ đồng này, doanh nghiệp tính toán sẽ thoái vốn khỏi các công ty cổ phần và các dự án bất động sản để thu khoảng 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn tiền khấu hao của Cảng trong các năm 2015-2017 cũng được lấy ra 50%, tương đương 180 tỷ đồng để đầu tư vào dự án mở rộng Cảng Tiên Sa. Khoảng 220 tỷ còn lại công ty sẽ đi vay ngân hàng và trả bằng khấu hao của giai đoạn 2018-2020.

Số tiền 400 tỷ còn lại của giai đoạn này dự tính được huy động từ các đối tác chiến lược và thông qua thị trường chứng khoán. Một loạt đơn vị đã bày tỏ cam kết góp vốn cùng Cảng Đà Nẵng mở rộng dự án Tiên Sa như Công ty Xây dựng thương mại dịch vụ 55, Viconship Hải Phòng. Ngoài ra, một đối tác lớn của Cảng là VIJACHIP – một liên danh Việt Nhật sản xuất nguyên liệu giấy đồng ý cho mượn 2 triệu USD và sẽ khấu trừ dần vào chi phí bốc xếp tại Cảng.

Đối với nguồn vốn vay, một ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước lớn hiện nay cũng được nhắc đến như là bên bảo lãnh tín dụng trong thời hạn 15 năm (ân hạn 5 năm) với lãi suất vay bằng lãi suất huy động cộng thêm chênh lệch trên dưới 3%.

Trong khi đó, ở bước hai của dự án, số tiền cần huy động thêm khoảng 290 tỷ đồng doanh nghiệp cho biết sẽ thu xếp bằng cách tăng vốn điều lệ (200 tỷ) và số còn lại đi vay thương mại.

“Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh những năm qua, Cảng còn có thể bổ sung thêm vốn từ nguồn lợi nhuận sau thuế giữ lại từ năm 2018. Như vậy, nguồn huy động vốn cho dự án là khả thi”, báo cáo giải trình thêm.

Chí Hiếu

Các bài viết khác

giỏ hàng